Thông tin về ớt và các loại ớt ở Việt Nam
Nguyễn Huyền
Th 6 05/05/2023
Bất cứ người trưởng thành nào cũng biết tới ớt, thậm chí ăn ớt thường xuyên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đầy đủ thông tin về trái ớt và các giống ớt ở Việt Nam để bạn sử dụng từng loại ớt phù hợp với món ăn nhé!
Nguồn gốc của ớt
Theo Wikipedia, ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biển trên thế giới. Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc.
Ớt đỏ tươi của LangBiang Food mới thu hoạch.
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ở châu Mỹ ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy cây ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước, và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ.
Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến México ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi Các dân tộc Pueblo Cổ đại.
Cây ớt (bên trái) tại nông trại LangBiang Food.
Các loại ớt dân gian Việt Nam
Ớt Capsicum chinense - hay ớt kiểng nhiều màu sắc thường dùng trang trí, không cay. Thường có rất nhiều màu, trái to, nhỏ, hay tròn như cà hay hình giọt nước.
- Ớt tím
- Ớt nhiều màu
- Ớt kiểng hình giọt nước
Ớt hiểm - Ớt Thái Lan - Ớt Chili - Ớt Capsicum frutescens: Được xem là ớt cay, có 3 màu; trắng, đỏ và vàng trên cùng một cây.
Ớt sừng trâu: Là loại phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết cách chế biến.
Lợi ích của ớt đối với sức khỏe
Mặc dù có vị cay nồng nhưng ớt là một loại gia vị tốt cho sức khỏe.
Giảm đau
Capsaicin - hợp chất thực vật hoạt tính sinh học chính trong ớt - có một số tác dụng khá đặc biệt.
Chất này liên kết với các thụ thể đau hay các đầu dây thần kinh tạo cảm giác đau. Điều này tạo ra cảm giác nóng rát nhưng không hề gây tổn thương thực sự đến các mô.
Tuy nhiên, ăn nhiều ớt (hoặc các sản phẩm bổ sung capsaicin) có thể làm mất dần sự nhạy cảm của các thụ thể đau theo thời gian và làm giảm đi cảm nhận cay nóng khi ăn ớt.
Ngoài ra, các thụ thể đau này cũng sẽ dần trở nên bớt nhạy cảm với các cảm giác khó chịu khác, chẳng hạn như triệu chứng nóng rát vùng thượng vị do trào ngược axit dạ dày.
Một nghiên cứu cho thấy khi những người bị trào ngược axit dạ dày ăn 2.5 gram ớt đỏ mỗi ngày trong vòng 5 tuần thì cảm giác nóng rát trở nên nặng hơn trong thời gian đầu nhưng sau đó giảm dần.
Một nghiên cứu nhỏ kéo dài 6 tuần cũng cho thấy kết quả tương tự. Trong đó, việc ăn 3 gram ớt mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng nóng rát thượng vị ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, tác dụng này của ớt không kéo dài vĩnh viễn. Một nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả sẽ mất đi trong vòng 1 - 3 ngày sau khi ngừng ăn ớt hoặc ngừng tiêu thụ capsaicin.
Sản phẩm ớt tươi nguyên trái, cấp đông hay sấy khô của LangBiang Food được nhiều thị trường lựa chọn.
Giảm cân
Béo phì là một vấn đề nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và tiểu đường.
Một số bằng chứng cho thấy capsaicin có thể thúc đẩy giảm cân nhờ tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy mỡ trong cơ thể.
Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn 10 gram ớt đỏ có thể làm tăng đáng kể quá trình đốt cháy mỡ ở cả nam và nữ.
Chất capsaicin còn giúp làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Một nghiên cứu ở 24 người thường xuyên ăn ớt đã phát hiện ra rằng khi uống viên bổ sung capsaicin trước bữa ăn, những người tham gia đã ăn ít đi và nhờ đó giảm được lượng calo nạp vào.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng hiệu quả giảm cảm giác thèm ăn và lượng calo chỉ diễn ra ở những người không thường xuyên ăn ớt.
Thậm chí còn có những nghiên cứu cho thấy ớt hay chất capsaicin không hề có tác động nào đáng kể đến lượng calo nạp vào hay sự đốt cháy mỡ.
Hơn nữa, cho dù thật sự giúp giảm cân và giảm mỡ thì hiệu quả cũng sẽ giảm dần theo thời gian do cơ thể phát triển khả năng kháng lại tác động của capsaicin.
Do đó, cách giảm cân hiệu quả nhất cho đến nay vẫn là kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Uống bổ sung capsaicin chỉ nên là một biện pháp hỗ trợ.
Tác hại của quả ớt
Không phải ai cũng có thể ăn được ớt do vị cay nóng và ngoài ra, ớt còn có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa.
Cảm giác nóng rát
Ớt là loại gia vị được sử dụng để tạo vị cay cho các món ăn.
Chất tạo nên vị cay của quả ớt là capsaicin. Chất này liên kết với các thụ thể đau và gây ra cảm giác nóng rát.
Vì vậy nên hợp chất oleoresin capsicum chiết xuất từ ớt là thành phần chính trong bình xịt hơi cay.
Ở nồng độ cao, chất này có thể gây đau đớn, viêm, sưng và tấy đỏ nghiêm trọng.
Theo thời gian, việc tiếp xúc thường xuyên với capsaicin có thể khiến một số tế bào thần kinh trở nên kém nhạy cảm.
Đau dạ dày và tiêu chảy
Ăn ớt có thể gây đau dạ dày ở một số người.
Các biểu hiện thường là đau bụng, cảm giác nóng rát trong ruột và tiêu chảy.
Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị hội chứng ruột kích thích. Ớt có thể tạm thời làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh ở những người không quen ăn ớt.
Vì vậy nên những người bị hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn ớt và các loại gia vị tạo vị cay khác.
Nguy cơ ung thư
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm xảy ra do sự phát triển bất thường của tế bào trong cơ thể.
Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc ăn nhiều ớt và bệnh ung thư nhưng kết quả còn chưa thống nhất.
Một số nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật chỉ ra rằng capsaicin - hợp chất thực vật chính trong ớt - có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong khi theo một số nghiên cứu khác thì chất này lại làm giảm nguy cơ ung thư.
Các nghiên cứu quan sát ở người cho thấy việc tiêu thụ nhiều ớt có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư túi mật và ung thư dạ dày.
Ngoài ra, chế độ ăn chứa nhiều bột ớt đỏ đã được xác định là một yếu tố nguy cơ gây ung thư khoang miệng và cổ họng ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu quan sát, trong đó những người ăn nhiều ớt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn chứ chưa đưa ra được nguyên nhân và cũng không đủ để kết luận ớt chính là “thủ phạm” trực tiếp gây ung thư. Vẫn cần các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận liệu ăn nhiều ớt hoặc tiêu thụ nhiều chất capsaicin có an toàn về lâu dài hay không.
Nguồn tham khảo: Wikipedia
Mua ớt đỏ sạch chuẩn ở đâu?
Ớt đỏ của LangBiang Food luôn là lựa chọn hàng đầu của mỗi gia đình.
Khi cần mua ớ đỏ xuất khẩu từ nông trại sạch, hãy liên hệ với LangBiang Food để được cung cấp tận nơi, sỉ và lẻ nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN LANGBIANG
- Địa chỉ: 128 Đường Thống nhất - Thị trấn Lạc Dương - Huyện Lạc Dương - Lâm Đồng
- Điện thoại: 02633 528 268 - 02633 910 268
- Web: nongsanlangbiang.com
- Email: infor@langbiangagri.com
CN & SHOWROOM ĐÀ LẠT
CN & SHOWROOM TP.HỒ CHÍ MINH
- ĐC: 62 đường 21, Phường 8, Q. Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh
- ĐT: 02633 528 268 | Hotline: 0981 848 887 hoặc 0982 848 887