Uống nhiều nước ngọt có phải nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường?

Huế Anh
Th 6 16/09/2022

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức đường được khuyến nghị nạp vào cơ thể mỗi ngày là 6 muỗng cà phê đường. Trong khi đó, một lon nước ngọt chứa đến khoảng 10 muỗng cà phê đường. Điều này có nghĩa rằng nếu uống ít nhất một lon nước ngọt mỗi ngày, bạn đã nạp đường vào cơ thể vượt quá mức cho phép. Vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi là uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường hay không?

1. Uống nhiều nước ngọt có làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường?

Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường, uống nước ngọt sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, rất nhiều người đã thắc mắc rằng người khỏe mạnh thì uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?

Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2010, những người tiêu thụ 1 – 2 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với người không uống nhiều nước ngọt. Lý giải cho vấn đề vì sao uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia đã giải thích rằng uống nước ngọt với hàm lượng đường cao sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Từ đó khiến bạn tăng cân, thừa cân và béo phì. Đây chính là điều kiện để phát triển bệnh tiểu đường. Không những vậy, uống nhiều nước ngọt nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể các loại carbohydrate hấp thụ nhanh, yếu tố khiến đường huyết tăng cao và gây ra tình trạng kháng insulin.

Nguồn ảnh: Internet

Cơ chế kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường cụ thể như sau:

  • Insulin là hormone giúp tế bào hấp thụ glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Thế nhưng, khi trong máu dư thừa glucose thì khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của các tế bào sẽ giảm đi gây ra tình trạng kháng insulin.
  • Lúc này, tế bào sẽ cần nhiều insulin hơn để hấp thụ glucose và cân bằng đường huyết. Tuy nhiên, nhu cầu insulin tăng cao theo thời gian dài sẽ làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin).
  • Khi tuyến tụy hoạt động không còn hiệu quả, tế bào sẽ không sử dụng được insulin để hấp thụ glucose từ máu. Tình trạng này sẽ khiến đường tích tụ dần trong máu dẫn đến giai đoạn tiền tiểu đường và phát triển thành bệnh tiểu đường.

2. Vậy nước ngọt có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường?

Mặc dù có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng nước ngọt là “thủ phạm” nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vấn đề uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không vẫn còn gây tranh cãi. Theo một bài viết khoa học được xuất bản vào năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (British Journal Of Nutrition), tác giả đã đưa ra lập luận trái chiều. Mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy việc uống nhiều nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng không rõ kết quả này có phải hoàn toàn do nạp nhiều đường hay còn phụ thuộc vào lối sống không lành mạnh như ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate xấu, uống rượu bia, ít vận động…

Nói cách khác, ý kiến của một bộ phận trái chiều cho rằng uống nước ngọt nhiều không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường. Bởi vì trong cả quá trình còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến sức khỏe và rất khó để xác định uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không?

Nguồn ảnh: Internet

3. Các cách phòng tránh bệnh tiểu đường 

Hiện nay vẫn chưa tìm ra cách phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 bằng việc thay đổi kế hoạch ăn uống và tập luyện một cách lành mạnh, khoa học hơn.

Đối với thói quen ăn uống, bệnh nhân cần:

  • Giảm tối đa các lượng đường đưa vào cơ thể mỗi ngày, đặc biết là nước ngọt. 
  • Cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất ngọt trong thực phẩm và thay bằng chất đạm có trong cá, trứng, thịt, chất xơ và vitamin thừu trái cây, rau củ;
  • Tăng cường ăn nhiều cá hơn, tối thiểu nên ăn 2 bữa/tuần;
  • Hạn chế muối, tránh ăn mặn, bánh kẹo và nước ngọt có gas;
  • Không nên ăn nhiều nội tạng và mỡ động vật;
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia;
  • Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám. Ăn ít cơm trắng và khi ăn nên nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.

Nguồn ảnh: Internet

Chế độ luyện tập thể dục, thể thao:

  • Mỗi ngày nên dành ra ít nhất từ 30 - 45 phút đi bộ hoặc tập luyện một bộ môn thể thao nào đó. Không nên nghỉ quá 2 buổi/tuần;
  • Sau khi ăn nên nghỉ ngơi từ 30 - 45 phút. Sau đó đi bộ thư giãn tầm 15 - 20 phút để tránh việc đường huyết gia tăng quá cao sau khi ăn xong;
  • Đối với những người làm công việc văn phòng, nếu làm ở tầng thấp nên hạn chế dùng thang máy mà hãy luyện thể lực bằng cách đi cầu thang bộ, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng xung quanh khu vực làm việc khoảng 1 tiếng/lần.

Kết hợp sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh: Nước cốt sâm dây Ngọc Linh với thành phần Ginsenin có trong sâm sẽ làm thúc đẩy khả năng tiết Insulin của tụy tạng. Đồng thời làm tăng chuyển hóa đường trong máu. Giúp giảm Cholesterol và Triglycerid, gián tiếp ức chế mỡ chuyển thành đường. Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

4. Kết luận chung - Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?

“Lượng calo quá mức từ đồ uống giải khát có thể gây béo phì. Khi uống một lượng lớn nước ngọt, nồng độ glucose trong máu và insulin tăng mạnh, dẫn đến suy yếu dung nạp glucose và kháng insulin. Lượng đường fructose thường được sử dụng tạo vị ngọt cho nước uống đã được báo cáo có liên quan đến việc làm gia tăng lượng chất béo nội tạng (loại chất béo này liên quan mạnh mẽ đến tình trạng kháng insulin). Thêm vào đó, đường fructose còn được báo cáo rằng làm tăng mức axit uric trong máu tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và béo phì. 

Uống quá nhiều nước ngọt làm gia tăng mạnh mẽ về nồng độ glucose và insulin trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mà tiểu đường được biết là một yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não. Do nam giới tập thể dục nhiều hơn nữ giới và dễ dàng chuyển hóa glucose thành năng lượng nên các nhà nghiên cứu cho rằng sự tác động của nước ngọt tới nam giới thường ít hơn.

Có thể mối quan hệ giữa việc uống nhiều nước ngọt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chưa được chứng minh rõ ràng và còn gây nhiêu tranh cãi. Thế nhưng, dù uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không thì bạn vẫn phải hạn chế món đồ uống không lành mạnh này để tránh thừa cân và béo phì. Tình trạng này chính là cơ sở gây ra nhiều biến chứng sức khỏe như tim mạch, huyết áp và có thể là tiểu đường.