Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi trầm trọng
Huế Anh
Th 6 09/09/2022
Canxi không chỉ cần cho xương mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng cho các hoạt động khác của cơ thể. Nếu bạn thấy xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn cơ thể đang thiếu hụt canxi.
Cung cấp đủ canxi là điều cần thiết để duy trì sức khỏe của mật độ khoáng xương ở người cao tuổi. Thiếu canxi là nguy cơ gây loãng xương và gãy xương. Việc bổ sung canxi thường được khuyến nghị cho những người có khẩu phần ăn canxi không đủ hoặc bị bệnh loãng xương để ngăn chặn sự suy giảm sức mạnh của xương. Tuy nhiên, tỷ lệ đáng kể người dân trên toàn thế giới không đạt được lượng canxi cần thiết. Vậy chúng ta cần hiểu vấn đề bổ sung Calci như thế nào cho đúng.
1. Vai trò của canxi với cơ thể và cơ xương khớp
Canxi là nguyên tố có nhiều nhất trong cơ thể người, trong đó đến 98-99% tập trung ở xương và răng. 1% lượng canxi còn lại có nằm trong máu và các tế bào nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chức năng của cơ thể.
Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương. Canxi giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi dậy thì, giúp duy trì bộ xương chắc khỏe. Canxi còn có vai trò quan trọng đối với hệ cơ, hiện tượng co cơ sẽ không thể thực hiện nếu không có mặt của Canxi. Nên có thể nói canxi là nguyên tố không thể thiếu được đối với việc duy trì và đảm bảo cho hệ cơ quan vận động duy trì nhịp đập của tim, sự đông đặc của máu, nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Bình thường hằng ngày vẫn có một lượng canxi bị thải ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa. Canxi trong hệ xương cũng có thể bị thoái biến và thải ra theo nước tiểu. Khi canxi bị thải nhiều theo đường thận, nếu thiếu vận động và uống ít nước thì rất dễ bị sỏi đường tiểu (thận, bàng quang).
2. Vì sao cơ thể bị thiếu canxi?
Cơ thể bị thiếu canxi thường do hai nhóm nguyên nhân: Suy dinh dưỡng (khẩu phần ăn hằng ngày không đủ canxi, thiếu vitamin D) hoặc thiếu do rối loạn chuyển hóa canxi (bởi rối loạn nội tiết tố, lão hóa, do lối sống thiếu vận động) - trong trường hợp này, khẩu phần ăn tuy đủ canxi nhưng cơ thể cũng không hấp thu được. Các triệu chứng dưới đây cho thấy cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng:
Thường xuyên bị chuột rút: Nếu như bạn thấy gần đây mình hay bị chuột rút rất đau đớn, thì đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Bạn cảm thấy đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi, vitamin bạn cần bổ sung.
Hay bị mất ngủ: Mất ngủ cũng chính là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Thêm một số trường hợp, người thiếu canxi, vitamin, vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ giấc nên khi bạn thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.
Da trên cơ thể bị khô: Khi da bạn trở nên khô hơn bình thường, hãy quan tâm hơn đến dinh dưỡng bạn nhé, đây có thể do bạn đang bị thiếu canxi và vitamin đấy, hãy tìm cách bổ sung ngay nhé.
Nứt nẻ môi: Mặc dù không phổ biến nhưng thiếu vitamin B6 có thể gây ra nứt nẻ môi hoặc viêm lưỡi, thậm chí là trầm cảm và lú lẫn. Nguồn dự trữ nhỏ lượng vitamin B6 của cơ thể có thể cung cấp trong vài tuần, vì vậy triệu chứng chỉ biểu hiện khi cơ thể khá cạn kiệt. Một số loại thuốc tránh thai đường uống, corticoid, thuốc chống co giật có thể ảnh hưởng đến lượng vitamin B6.
Móng tay yếu và dễ gãy: Khi bạn thấy phần móng tay cũng yêu cầu có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Tóc và móng tay thường có liên quan mật thiết tới độ canxi , vitamin trong cơ thể của bạn. Vì vậy, khi móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.
Bạn thường dễ nổi cáu: Khi cơ thể của con người bị thiếu canxi, vitamin thường biểu hiện bằng triệu chứng loãng xương, thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, thường xuyên bị mất ngủ, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Vì vậy, nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu trên thì đi kiểm tra xem nhé.
Đau nhức xương khớp: Canxi có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành xương khớp trong cơ thể của bạn. Nếu cơ thể bạn thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng loãng xương, có lẽ là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi, vitamin. Đặc biệt, tình trạng loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi khiến cho bạn dễ mắc các bệnh về xương khớp, đau nhức mỗi khi thay đổi thời tiết.
Giảm sản xuất hoóc-môn tuyến giáp: Bạn chỉ có thể xác định được sự giảm sản xuất hoóc-môn tuyến giáp (hay còn gọi là suy giáp) thông qua xét nghiệm. Sự thiếu hụt i-ốt có thể gây ra tình trạng này, đặc biệt nếu nó xảy ra ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến xảy thai và nhiều vấn đề khác.
Bạn bị gãy xương gần đây: Nếu bạn thiếu canxi, bạn có nguy cơ bị mất xương và tăng khả năng bị loãng xương, gãy xương. Xương chắc khỏe nhất xung quanh tuổi 30, sau đó chúng bắt đầu mất canxi. Đó là lý do cần bổ sung một lượng canxi phù hợp, bên cạnh những hoạt động vừa phải như đi bộ, thể dục nhịp điệu.
Huyết áp cao: Bạn có thể đang bị thiếu vitamin D. Nghiên cứu cho thấy các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) có tác dụng giảm huyết áp; vì vậy, nếu thiếu chúng sẽ tăng khả năng bị huyết áp cao.
Huyết áp thấp: Huyết áp thấp có thể là triệu chứng của thiếu vitamin B12 - một loại vitamin tan trong nước có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống thần kinh, ngăn ngừa tăng huyết áp. Những triệu chứng khác của thiếu vitamin B12 bao gồm dáng đi không vững, yếu cơ và khó kiểm soát chức năng bàng quang.
Sâu răng, chậm mọc răng: Canxi cũng là một thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi.
Chóng mặt: Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Nếu xét nghiệm rất khó biết được là có bị thiếu canxi hay không. Vì khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, bổ xung canxi như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết.Dưới đây là một vài thông tin chia sẻ về những biện pháp giúp tăng cường hấp thu canxi để nó phát huy công dụng một cách tốt nhất.
3. Bổ xung Vitamin và khoáng chất
Dù rất quan trong nhưng vitamin sẽ trở thành vô dụng nếu không có sự hỗ trợ của khoáng chất.
MK7 (menaquinone-7): Đây là vitamin K2 tự nhiên thuộc nhóm vitamin K giúp protein osteocalcin chuyển từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, khi đó mới có khả năng vận chuyển canxi từ máu vào tận khung xương, giúp thúc đẩy chiều cao ở trẻ, đồng thời giúp cho xương chắc khỏe dẻo dai ở người lớn, đồng thời tránh được những tác dụng phụ không đáng có trong quá trình bổ sung canxi.
Vitamin D3: Đây là một yếu tố rất cần cho quá trình tổng hợp một loại protein (osteocalcin) có chức năng gắn canxi vào xương, giúp tăng khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu. Tuy vậy, nếu không có MK7 thì protein này sẽ không hoạt động.
Vitamin C: Các loại quả chứa nhiều vitamin C như bưởi, quýt, cam, chanh…cũng giúp canxi được hấp thụ tốt hơn trong cơ thể.
Magiê (Mg):
- Canxi và Mg được ví như anh em song sinh, thường đi cùng nhau. Với khoáng chất này sẽ tạo chất căn bản và tạo khoáng xương, giữ trạng thái tốt của sụn. Khoảng 60% Magie trong cơ thể nằm ở xương. Mg giúp tăng hấp thu Canxi do Mg chuyển vitamin D thành dạng có hoạt tính. Tuy nhiên, việc hấp thụ canxi của cơ thể sẽ thuận lợi hơn với tỉ lệ canxi:magiê là 2:1. Các thực phẩm chứa hàm lượng Mg cao: lạc, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, kê, đại mạch, tép, cá ngừ…
- Điều trị các trường hợp thiếu Mg nặng, riêng biệt hay kết hợp khi có thiếu canxi đi kèm thì trong đa số trường hợp phải bù Mg trước khi bù canxi.
Kẽm: Kẽm giúp tạo xương nhờ và làm tăng khả năng hỗ trợ tăng chiều cao của vitamin D3. Kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi vào não (trong khi đó canxi là một trong những chất giúp ổn định hệ thần kinh). Vì vậy, nếu thiếu kẽm, quá trình này sẽ không thể diễn ra nên trẻ thường có dấu hiệu rối loạn tinh thần như hay nổi cáu, khóc nhè, ngủ không yên giấc.
4. Các biện pháp khác
Tích cực vận động: Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, giúp giảm khả năng bị mất dần canxi, làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn.
Thường xuyên tắm nắng: Đây là biện pháp tổng hợp vitamin D rất hiệu quả. Tuy nhiên đừng tắm nắng quá nhiều và lúc nắng gắt, điều này có sẽ dẫn đến ung thư da.
Tăng cường bữa ăn bằng các thực phẩm giàu canxi
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua…
- Hải sản: tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm, ốc, trai, cá chép…
- Đậu và các chế phẩm từ đậu: đậu nành, đậu phụ, đậu hà lan, đậu nhật…
- Các loại rau: rau cần, cà rốt, vừng, mộc nhĩ, nấm, rau mùi, củ cải đỏ…
5. Sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh: Nước cốt sâm dây Ngọc Linh với hợp chất Saponin, vitamin và các axit amin, sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, để giúp bảo vệ và chăm sóc cơ thể mỗi ngày. Đồng thời giúp thẩm thấu sâu đến từng tế bào bên trong, thanh lọc và giải độc cho cơ thể một cách hiệu quả. Saponin còn có rất nhiều công dụng khác với cơ thể như: hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng, chống viêm, tốt cho xương khớp, tăng cường năng lượng, cải thiện bệnh trầm cảm. Chính vì vậy, Saponin được các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung cho cơ thể thường xuyên để có sức khỏe và phòng chống được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Nguồn LBA (t/h)