Những ai nên dùng Sâm dây Ngọc Linh (đảng sâm, đẳng sâm)

nongsanlangbiang.com
Th 2 20/12/2021

Sâm dây Ngọc Linh hay còn có tên gọi là Đẳng sâm núi Ngọc Linh là một nhánh của họ đẳng sâm sinh trưởng tại khối núi Ngọc Linh thuộc miền trung Tây Nguyên (Quảng Nam, Kontum) – Việt Nam. Sâm dây ngoài tên Đẳng sâm còn có nhiều tên khác như Đẳng sâm, Hồng đẳng sâm, Sâm nam… Sâm dây Ngọc Linh Langbiang được khai thác ở độ cao 1.700m, do đó, chất lượng và giá trị của Sâm dây núi Ngọc Linh được đánh giá cao và tin dùng. Sâm dây càng lâu năm càng có giá trị về dược tính, dinh dưỡng và sức khỏe cao.

Các thành phần hoá học chủ yếu của Đảng Sâm bao gồm sterol, Codonopsine, codonopsis pilosula polysaccharides, Codonolactone, alkaloids, các nguyên tố vô cơ, các axit amin, các nguyên tố vi lượng. Trong Sâm Dây có chứa chứa protid 4,2%, glucid 13,1%, xơ 3,3%, caroten 3,6mg%, vitamin C 85,5mg%. Trong rễ cây có đường, chất béo. Còn có tinh dầu, glucosid sentellarin và vết alcaloid. Đây là những hoạt chất quan trọng giúp Đảng Sâm thay thế Nhân Sâm bồi bổ sức khoẻ. Trong Đông Y Đảng Sâm được xếp vào nhóm Lý Khí vì loại Sâm này có tác dụng Bổ Khí.

Sâm dây ngọc linh là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sinh lực.

Bạn có thể dùng sâm dây ngọc linh tươi để chế biến các món ăn, nước uống như

  • Dùng sâm dây ngọc linh làm món khai vị như trộn salad, sâm dây ngọc linh chiên...
  • Xào, kho sâm dây ngọc linh tươi với thịt.
  • Sử dụng sâm dây ngọc linh để nấu canh, hoặc làm món hầm cho người ốm.
  • Nấu cháo sâm dây ngọc linh.
  • Làm nước sâm, sinh tố sâm dây ngọc linh....
  • Ngoài ra bạn có thể dùng sâm khô/tươi để ngâm rượu hoặc ngâm mật ong đều được

Đối tượng nào nên dùng sâm dây ngọc linh (đẳng sâm, đảng sâm)
1. Người mệt mỏi, suy nhược cơ thể, gầy yếu, ăn kém.
2. Người bị huyết áp cao là đối tượng nên dùng đẳng sâm rừng vì đẳng sâm có tác dụng hạ huyết áp.
3. Người bị thần kinh suy nhược .
4. ​Người già sức khỏe suy yếu lâu ngày.
5.  Phụ nữ 

  • Phụ nữ sau sinh bị ít sữa.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh huyệt, khí huyết kém.

 6. Người bệnh

  • Người bị ho kéo dài.
  • Người bị ho hen, khó thở.
  • Người bị tiêu chảy, khí hư, thoát giang.
  • Người bị bệnh loét dạ dày.
  • Người bị đau mỏi xương khớp.
  • Người thận suy, hay đái lắt nhắt.
  • Người thường xuyên phải lao động mệt nhọc (cả trí óc và chân tay).

Lưu ý

  •  Dược liệu Đẳng sâm vừa có thể giúp bổ huyết vừa có thể giúp bổ khí. Dược liệu chuyên điều trị một số vấn đề liên quan đến bệnh tỳ vị, khí huyết đều hư (theo Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
  • Người bệnh có thể sử dụng Đẳng sâm như nhân sâm. Có thể thay thế nhân sâm khi thiếu. Khi có nhân sâm vẫn có thể thêm Đẳng sâm trong điều trị ăn kém, mệt mỏi, tỳ hư, vàng da, thiếu máu, tiểu đục, phù chân, phế hư do phiền khát. (theo Trung Dược Học).
  • Tuy có thể thay thế nhân sâm như sức thuốc hơi bạc nhược, không thể giữ thuốc được lâu. Vì thế nếu hư nặng, tình trạng nguy cấp thì nên dùng nhân sâm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Hoàng kỳ và Đẳng sâm đều là thuốc bổ khí. Tuy nhiên Đẳng sâm bổ, lực yếu, tính bình, vị ngọt, không ôn cũng không táo, dưỡng huyết, bổ khí kiêm ích tâm, âm huyết hư, khí hư đều phải dùng đến dược liệu Đẳng sâm (Theo Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
  • Nhân sâm và Đẳng sâm đều là yếu dược để bổ khí. Tuy nhiên về mặt dưỡng huyết, nhân sâm so với Đẳng sâm thì hơn (Theo Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
  • Liều dùng sâm từ 8-20g/1 lần dùng (theo TS.BS Võ Trọng Tuân, Dương Thị Ngọc La)

Nguồn: LBA (t/h)

 Tags: