Hệ miễn dịch có chức năng gì để bảo vệ cơ thể toàn diện?

Huế Anh
Th 5 09/02/2023

Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, mô, protein và các cơ quan đặc biệt phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh ngoại lai. 

Khi hệ miễn dịch suy yếu chúng ta rất dễ bị nhiễm bệnh. Khi hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động bình thường, nó sẽ phát hiện ra các mối đe dọa, chẳng hạn như vi khuẩn, ký sinh trùng và virus kích hoạt phản ứng miễn dịch để tiêu diệt chúng. Hệ miễn dịch của chúng ta có thể được chia thành hai loại: Bẩm sinh và thích ứng.

Ảnh: Internet

1. Vai trò của hệ thống miễn dịch

Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động. Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.

Tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh.

Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ tự động chiến đấu với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.

Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu
  • Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID

2. Vì sao hệ miễn dịch suy yếu

Đối với nhiều người, hệ miễn dịch hoạt động tốt có thể tự điều chỉnh và không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuy nhiên, ở một số người, thuốc hoặc rối loạn hệ miễn dịch khiến cho nó hoạt động quá mức hoặc quá ít.

Rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát thường xuất hiện ngay từ khi mới sinh và do hệ miễn dịch thiếu một số bộ phận.

Rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát xảy ra do hệ miễn dịch bị tổn hại bởi các yếu tố môi trường, bao gồm HIV, bỏng nặng, suy dinh dưỡng hoặc hóa trị liệu.

Dị ứng và hen suyễn phát triển khi hệ miễn dịch phản ứng với các chất không có hại.

Các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, bệnh đa xơ cứng và bệnh tiểu đường loại 1 bị gây ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào và mô của cơ thể.

Rối loạn hệ miễn dịch được điều trị bằng các loại thuốc cụ thể để giải quyết triệu chứng và các nhiễm trùng đi kèm.

2. Phương pháp cải thiện hệ miễn dịch

Tập thể dục: Ít vận động không chỉ khiến bạn cảm thấy uể oải, nó còn có thể làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động chậm chạp. Tập thể dục, mặt khác, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo rỗng không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân kèm theo bệnh tật cũng có thể kéo hệ thống miễn dịch đi xuống.

Một chế độ ăn giàu vitamin và chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Vì vậy, nên lựa chọn thực đơn nhiều trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa cho bữa ăn hàng ngày. Ăn thêm các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt.

Ngủ đủ giấc: Những cơn mất ngủ thường xuyên có thể không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày mà còn khiến bạn dễ bị bệnh, bao gồm cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Lâu dài, giấc ngủ kém cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm béo phì và tiểu đường.

Rất khó để đo chính xác hiệu quả bảo vệ của giấc ngủ. Giống như chất chống oxy hóa, giấc ngủ có thể giúp giảm căng thẳng, ngăn chặn các tế bào bị suy yếu và bị tổn hại. Nhưng rõ ràng, giấc ngủ - ít nhất 7 giờ một đêm - có liên quan đến việc tăng sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.

Quản lý căng thẳng: Khi cơ thể bị căng thẳng liên tục, bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn với mọi thứ từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh mãn tính. Bị căng thẳng liên tục - gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều đó vì việc căng thẳng làm cơ thể sản xuất các hoocmon nhiều hơn, chẳng hạn như cortisol và adrenaline, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng mãn tính có liên quan đến bệnh tim và tăng huyết áp, và nó cũng có thể có ảnh hưởng đến chức năng tế bào bạch cầu. 

Tránh lạm dụng rượu bia và các chất kích thích: Uống một lượng rượu vừa phải có thể có một số lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 1 - 2 ly mỗi ngày cho một người đàn ông, hoặc 1 ly cho một người phụ nữ. Nhưng uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Sử dụng các loại thuốc kích thích, bao gồm cần sa, gây tác hại tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Kết hợp sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh: Sử dụng Nước cốt sâm dây Ngọc Linh mỗi ngày sẽ giúp thẩm thấu sâu từ bên trong cơ thể, giúp cơ thể có một sức đề kháng khỏe, đánh bật lại những tế bào yếu, tế bào vi khuẩn đồng thời bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác hại của bệnh tật. Đối với hệ miễn dịch: Các thực nghiệm đã khẳng định dược liệu này có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống mệt mỏi, cân bằng hoạt động của vỏ não.

Ngoài ra, nước cốt sâm dây ngọc Linh của Lang Biang là sản phẩm giúp bồi bổ cơ thể được làm từ sâm dây Ngọc Linh có chứa hợp chất Saponin giúp cân bằng huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu đến các chi và não bộ. Đồng thời làm tăng số lượng hồng cầu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Nguồn LBA (t/h)