Cứ duy trì cách ngủ này bạn sẽ dễ mắc bệnh ung thư

Huế Anh
Th 5 08/09/2022

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện được rằng cách ngủ tiêu cực khiến cơ thể chúng ta có thể bị phá vỡ hàng phòng vệ tự nhiên trước bệnh ung thư. Hệ quả tất yếu là khiến bệnh càng nặng hơn và thuốc kém tác dụng. Công trình nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã chứng minh hàng loạt quá trình trong cơ thể có thể bị đảo lộn khi ngủ đêm thiếu chất lượng và tiếp tay cho bệnh ung thư. Ngủ đêm thiếu chất lượng chính là những giấc ngủ bắt đầu quá khuya hoặc ngủ kiểu gián đoạn, thức dậy một hay nhiều lần vào giữa đêm. 

Nhóm nghiên cứu của GS.TS Amita Sehgal, chuyên gia khoa học thần kinh, và các cộng sự phát hiện việc phá vỡ nhịp sinh học thúc đẩy giấc ngủ sẽ "bật" một số gene độc hại. Nó sẽ tác động khuyến khích các tế bào ung thư nhân lên và "tắt" một số gene thuộc hàng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, vốn rất có ích giúp ngăn chặn sự phát triển của khác khối u.

Thêm vào đó, một giấc ngủ đêm không chất lượng còn gây ảnh hưởng tới “hormone ngủ” melatonin - một chất có đặc tính chống ung thư. Nhịp sinh học của cơ thể bình thường sẽ thích nghi theo ánh sáng và bóng tối từ môi trường tự nhiên. Theo đó, melatonin tăng dần khi mặt trời lặn và dần đủ vào một lúc nào đó khiến chúng ta buồn ngủ. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố xung quanh ta làm ảnh hưởng đến quá trình tăng tiết melatonin, đó chính là ánh sáng xanh từ các thiết bị di động, đèn công suất lớn, làm việc trái giờ giấc, cố gắng thức khuya…

Ngoài ra, công trình còn phát hiện một phản ứng domino khác xuất hiện ở những người thiếu ngủ. Cụ thể là sự gián đoạn giấc ngủ sẽ tác động lên 1 gene, tiếp đó gene này sẽ kích hoạt một “protein chìa khóa” có tác dụng giải phóng một protein kích thích phân chia tế bào ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm một loại thuốc có tên PD-0332991 để làm ngăn chặn hoạt động của protein kích thích phân chia tế bào trong chuỗi domino kể trên. Tuy nhiên họ phát hiện ra rằng khi thử nghiệm trên các con chuột bị rối loạn nhịp sinh học mãn tính, thuốc này đã mất đi một phần sức mạnh. Trường hợp này cũng có phần tương tự với những người đã sống khá lâu trong tình trạng “cú đêm”.

Những cách ngủ dưới đây sẽ gây hại đến cơ thể:

Nghe nhạc khi ngủ

Nhiều người thường có thói quen nghe nhạc mọi lúc mọi nơi, kể cả là trong lúc ngủ. Vậy nhưng, thói quen này vô tình khiến giấc ngủ của bạn không sâu, gây mơ màng, chập chờn và có thể làm xuất hiện ác mộng. Vì vậy, bạn sẽ thường cảm thấy đau đầu sau khi thức dậy. Để tránh gặp phải vấn đề này, hãy chú ý đặt điện thoại ra xa khỏi giường trước khi ngủ để giúp não bộ được thư giãn hoàn toàn.

Để tóc ướt khi ngủ

Sau khi gội đầu nếu bạn không làm khô tóc, lượng lớn nước đọng trên bề mặt da đầu, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, để tóc ướt đi ngủ sẽ khiến cơ thể phát bệnh. Trong trường hợp xấu, bạn sẽ cảm thấy tê ở da đầu, kèm theo cơn đau âm ỉ. Sáng hôm sau, sẽ xuất hiện những cơn đau đầu hoặc chóng mặt không thể giải thích được.

Ngủ khi bị say rượu

Một chuyên gia từ Đức đã quan sát sự nguy hiểm của việc uống rượu trước khi đi ngủ trong 15 năm thấy rằng, uống rượu xong đi ngủ ngay có thể xuất hiện ngừng thở 2 lần, khoảng 10 giây mỗi lần. 10 giây này có thể gây ra tổn thương lớn cho cơ thể: dễ thấy nhất là tổn thương mạch máu, gây tăng huyết áp, huyết áp cao sẽ liên lụy đến tim, dẫn đến tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim và cuối cùng là bệnh tim.

Nếu bạn cảm thấy đau mỏi cổ sau khi thức dậy thì đó có thể là do đêm hôm trước bạn kê gối quá cao khi ngủ. Do khi ngủ trong tư thế này, quá trình lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ và khiến bạn ngủ không sâu giấc. Vì vậy, khi ngủ thì nên kê gối vừa với tầm đầu của mình, tránh kê quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới đốt sống cổ và lưng. 

Kê gối cao khi ngủ

Nếu bạn cảm thấy đau mỏi cổ sau khi thức dậy thì đó có thể là do đêm hôm trước bạn kê gối quá cao khi ngủ. Do khi ngủ trong tư thế này, quá trình lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ và khiến bạn ngủ không sâu giấc. Vì vậy, khi ngủ thì nên kê gối vừa với tầm đầu của mình, tránh kê quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới đốt sống cổ và lưng.

Nằm áp mặt vào gối khi ngủ

Tư thế nằm khi ngủ cũng có thể tác động một phần tới cơ thể và chất lượng giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn nằm áp mặt vào gối khi ngủ suốt cả đêm thì nó sẽ làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi của vùng da má và gây ra những nếp nhăn xấu xí. Bên cạnh đó, khi bạn áp mặt lên gối thì lỗ chân lông sẽ bị bí và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhờn mặt và làm mụn trứng cá xuất hiện.

Vậy làm thế nào để cải thiện giấc ngủ?

1. Tuân thủ giờ giấc

Việc tuân thủ thời gian ngủ và thức dậy hàng ngày sẽ tạo đồng hồ sinh học tốt cho cơ thể. Dù ngày lễ hay cuối tuần, bạn vẫn nên duy trì thời gian biểu này để tránh cơ thể lơ là, khi bắt đầu lại sẽ rất khó khăn. 

2. Chú ý thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, khi ăn quá no hay cơ thể quá đói đều gây phản ứng khó ngủ. Cần lưu ý không nên ăn bất cứ gì tối thiểu 2 tiếng trước khi lên giường. Cơ quan tiêu hoá của bạn cũng sẽ cần nghỉ ngơi trong khi ngủ. Bữa ăn quá gần giấc ngủ dù ít hay nhiều cũng sẽ khiến hệ tiêu hoá bạn phải làm việc khiến cho giấc ngủ của bạn không đủ sâu và hiệu quả. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong lúc ngủ cũng không tốt cho các cơ quan như dạ dày và tuyến đường ruột, về lâu dài có thể gây thoái hoá và mắc các bệnh về tiêu hoá và bài tiết.

3. Thư giãn trước khi ngủ

Khi bạn ngả lưng ngay lập tức trên giường ngủ sau khi làm việc, bạn sẽ khó lòng đi vào giấc ngủ do cơ thể chưa chuyển đổi trạng thái tập trung sang trạng thái thư giãn kịp thời. Do đó, trước khi ngủ bạn nên thư giãn bằng việc nghe nhạc, đọc sách để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuyệt đối không xem các chương trình tivi hay tin bài viết trên các thiết bị điện tử mang tính thời sự, kích thích suy nghĩ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên thư giãn bằng cách tắm trước khi ngủ vì hành động này sẽ làm cơ thể dễ nhiễm lạnh vào ban đêm dẫn đến đột quỵ.

4. Tập thể dục

Chỉ 30 phút tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu và nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, việc tập thể dục nên bắt đầu vào buổi sáng sớm hay sau giờ làm việc. Tập thể dục trước giờ ngủ sẽ phản tác dụng, làm cơ thể trằn trọc do cơ thể chưa kịp hồi phục sau khi vận động mạnh.

5. Sử dụng nước cốt sâm dây Ngọc Linh

Đẳng sâm là một dược liệu quý trong đông y, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. Giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích ăn ngon, cải thiện giấc ngủ.

Theo Đông y, đẳng sâm có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích ăn ngon ngủ tốt giúp người bệnh có được giấc ngủ sâu. Đồng thời có thể chữa được các bệnh về tim mạch, tiêu hóa rất hiệu quả. Kiên trì sử dụng ngày 1 chai sẽ giúp cho giấc ngủ của bạn được cải thiện và cơ thể được bảo vệ đúng cách.

Nguồn LBA (t/h)