18 bài thuốc từ sâm dây ngọc linh (đẳng sâm, đảng sâm)

nongsanlangbiang.com
Th 2 20/12/2021

Sâm dây Ngọc Linh (đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm....) là loài thực vật thân cỏ, dây leo quấn và sống nhiều năm. 

Sâm dây ngọc linh - một thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc với nhiều công dụng như tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tim mạch, chống viêm, kháng khuẩn,…

Thông tin chung sâm dây ngọc linh

  • Tên khoa học: Codonopsis pilosula
  • Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)
  • Tên gọi khác: Bạch đảng sâm, Đảng sâm, Lộ đảng sâm, Tây đảng sâm, Điều đảng sâm, Đông đảm sâm.
  • Tên Việt Nam: cây đùi gà, ngân đằng, mằn rày cáy (Tày), co nhả dõi (Thái), cang hô (Mông).

​Công dụng Sâm dây Ngọc Linh

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại sâm dây ngọc linh có các công dụng

  • Chống mệt mỏi và tăng khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường.
  • Tăng cường độ co bóp, tăng trương lực và bảo vệ các niêm mạc bị loét ở dạ dày.
  • Tăng cường độ co bóp của tim, tăng áp và lưu lượng máu cho nội tạng, các chi, não.
  • Tác dụng giảm số lượng bạch cầu, tăng hồng cầu và đường huyết.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm ho, kháng viêm và long đờm.
  • Tăng nồng độ cortisone trong huyết tương và kháng lại trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, phó trực khuẩn đại tràng, não mô cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng,…

Theo Đông y, sâm dây ngọc linh có các công dụng

  • Tác dụng thanh phế, ích khí, trừ phiền khát, bổ trung, sinh tân chỉ khát và hòa Tỳ Vị.
  • Chủ trị phế hư, người mệt, khát, thoát giang, tỳ vị hư yếu, ăn ít, khí huyết đều hư. Điều trị bệnh bạch huyết, tụy tạng, thiếu máu mãn tính, lỵ lâu ngày, khí suyễn, nội thương, hư lao, băng huyết, phát sốt,…

Các bài thuốc từ sâm dây ngọc linh

1. Thần kinh suy nhược: 12g đẳng sâm, ngũ vị tử 8g, bạch môn 12g. Sắc uống

2. Trị lao, ho

  • Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, đẳng sâm 16g, dỉ nhân 6g, cam thảo 2g, khoản đông hoa 6g, xa tiền tử 6g 
  • Thực hiện: Sắc chia thành 3 lần uống .

3. Thận suy, đau lưng, mỏi gối, tiểu lắt nhắt

  • Chuẩn bị: Cáp giới 6g, đẳng sâm 16g, trần bì 0.8g, huyết giáp 1.2g, tiểu hồi 6g . 
  • Thực hiện: Ngâm với 250ml rượu trắng và uống trước khi đi ngủ

4. Khai thanh tâm, bổ nguyên khí, thanh phế kim và tráng gân cơ

  • Chuẩn bị: Sa sâm 320g, đẳng sâm 640g và quế viên nhục 160g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu nấu thành cao và uống mỗi ngày.

5. Trị thoát giang, lỵ, tiêu chảy và khí bị hư

  • Chuẩn bị: Chích kỳ, nhục khấu tương, bạch truật và phục linh mỗi thứ 6g, thăng ma nướng mật 2.4g, gừng 3 lát, đẳng sâm sao với gạo 8g, sơn dược sao 8g và chích thảo 2.8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống mỗi ngày.

6. Trị khí huyết đều suy

  • Chuẩn bị: Chích hoàng kỳ, long nhãn, đẳng sâm, bạch truật và đường cát.
  • Thực hiện: Đem nấu thành cao và uống mỗi ngày.

7.  Trị tỳ vị bất hòa và trung khí suy nhược

  • Chuẩn bị: Đường và đẳng sâm.
  • Thực hiện: Nấu thành cao lỏng.

8. Trị mệt tim, ê ẩm và người gia suy yếu lâu ngày

  • Chuẩn bị: Ngưu tất, đương quy, mạch môn và long nhãn mỗi thứ 12g và đẳng sâm 40g.
  • Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang.
  • Lưu ý: Có thể gia thêm nhân sâm từ 4 – 8g nếu bệnh tình nghiêm trọng.

9. Trị đại tiện lỏng, mệt mỏi và ăn uống không ngon

  • Chuẩn bị: Bạch truật sao 12g, đẳng sâm 20 – 40g, ba kích 12g và đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống hoặc tán thành bột mịn, trộn mật là thành viên. Ngày dùng từ 12 – 20g.

10. Trị đau lưng, tiểu nhắt, mệt mỏi, đau gối do thận hư suy

  • Chuẩn bị: Cáp giới 6g, trần bì 0.8g, đẳng sâm 16g, huyết giác 1.2g, tiểu hồi 6g và rượu 250ml.
  • Thực hiện: Ngâm các dược liệu với rượu và uống trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi bệnh.

11. Bài thuốc trị tử cung xuất huyết

  • Chuẩn bị: Đẳng sâm 30 – 60g.
  • Thực hiện: Đem sắc, uống 2 lần/ ngày trong 5 ngày liên tục trong thời gian hành kinh.

12. Trị cơ thể suy nhược, ho và hư lao

  • Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, cam thảo 2g, khoản đông hoa 6g, đẳng sâm 16g, ý dĩ nhân 6g và xa tiền tử 6g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

13. Bài thuốc trị huyết áp cao ở bệnh nhân cơ tim

  • Chuẩn bị: Vỏ con trai (loại trai cho ngọc) 16g, đương quy 10g, táo 16g, phục linh 16g, hoàng liên 6g, đẳng sâm 10g, sinh địa 10g, trắc bá tử 16g, mộc hương 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 800ml nước, sau đó chia thành 3 lần uống và dùng liên tục trong 2 – 2.5 tháng.

14. Bài thuốc trị huyết áp thấp

  • Chuẩn bị: Hoàng tinh 12g, cam thảo 6g, đẳng sâm 16g, nhục quế 10g, đại táo 10 quả.
  • Thực hiện: Đem sắc uống ngày 1 thang.

15. Trị miệng lở loét ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Hoàng bá 20g và đẳng sâm 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột và thoa trực tiếp lên vùng lở loét.

16. Trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Mạch môn 12g, đảng sâm 12g và ngũ vị tử 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

17. Trị lao phổi và viêm phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: Tang diệp 12g, mạch môn 12g, hồ ma nhân 6g, tỳ bà diệp nướng mật 6g, đảng sâm 12g, thạch cao 12g, a giao 8g, hạnh nhân 6g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, tuy nhiên cần sắc thạch cao trước khi cho các dược liệu còn lại vào.

18. Bài thuốc trị miệng sinh nhọt, Tỳ Vị hư yếu

  • Chuẩn bị: Chích kỳ 8g, cam thảo 2g, đảng sâm 8g, phục linh 4g và bạch thược 2.8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

Cần lưu ý gì khi sử dụng sâm dây ngọc linh (đảng sâm, đẳng sâm)?

  • Hạn chế dùng chung với Lê lô, củ cải và hải sản.
  • Không dùng cho người hỏa vượng, khí trệ và có thực tà.
  • Có thể dùng đảng sâm thay cho nhân sâm với những trường hợp suy nhược, mệt mỏi, ăn kém, tiểu đục, vàng da,…
  • Đặc tính dược lý của đảng sâm có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu dùng sai cách. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.
  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Không nên dùng quá 63g cho 1 lần dùng vì có thể làm nhịp tim không đều và gây khó chịu ở vùng trước tim.(Báo cáo của Khương Đình Lương, Tài liệu nghiên cứu Trung y dược 1976)

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tập (2006), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006, Tạp chí Dược liệu, 3 (11): 97-105.

2. Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Tập II - Phần thực vật. Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, trang 96-97.

3. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

4. Đỗ Huy Bích và nhiều tác giả (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I. Nxb Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội, trang 739-743.

5. Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

6. J. L. C. H. van Vankenburg (2003). Codonopsis javanica. In: R. H. M. J. Lemmens and N. Bunyapraphatsara et al. (Editors); Plants Resources of South - East Asia - No12 (3). Med. & Pois. Plants. Bakhuys Publishers, Leiden, p. 127-129.   

 Tags: