Quy Trình Và Thủ Tục Xuất Khẩu Nông Sản Tại Việt Nam

(tra cứu mã HS Code: https://vntr.moit.gov.vn/vi/search hoặc https://www.hscodevietnam.com/)

Bước 1: Kiểm tra nông sản có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, công ty bạn cần phải kiểm tra sản phẩm nông sản xem có đạt về chất lượng theo nước nhập khẩu chưa và nước nhập khẩu có chấp nhận sản phẩm nông sản này hay không.

Việc kiểm tra này giúp bạn lựa chọn thị trường phù hợp và nước nhập khẩu phù hợp với từng loại nông sản của mình.

Bước 2: Thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch
Một số yêu cầu cần phải thỏa mãn trước khi nhập khẩu nông sản vào thị trường của đối tác:

  1. Đảm bảo sản phẩn phải được chiếu xạ
  2. Kiểm dịch thực vật
  3. Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn
  4. Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật.
  5. Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa
  6. Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thù cần phải chú ý thêm những điều dưới đây:
  7. Thời gian thu hoạch nông sản đủ
  8. Thời gian đóng hàng
  9. Thời gian làm kiểm dịch thực vật
  10. Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
  11. Thời gian vận chuyển

Tất cả các thời gian trên cần phải khớp với nhau, để đảm bảo hàng hóa nông sản không bị hư hỏng và đạt được chất lượng hàng tốt nhất.

Ở bước này rất quan trọng, đánh giá được việc hàng bạn có thể xuất khẩu đi không, nếu không làm tốt ở khâu này có thể làm có hàng bị hư hỏng, không xuất khẩu được. Hàng hư hỏng khi không xuất khẩu được không những mất tiền hàng mà có phát sinh nhiều chi phí khác để xử lý hàng hư hỏng như chi phí xử lý hàng hư, chi phí vận chuyển về Việt Nam… Đây là khâu quan trọng nhất và phức tạp nhất, bạn cần phải làm chính xác nhất để tránh những sai sót xảy ra.

Bước 3: Giấy tờ cho xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng nông sản, cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây:

  1. Hóa đơn bán hàng
  2. Hóa đơn đỏ
  3. Danh sách hàng
  4. Chứng nhận chất lượng
  5. Chứng nhận nguồn gốc
  6. Giấy xác nhận hun trùng
  7. Hợp đồng xuất khẩu nông sản

Đối với những hàng nông sản đã nhập về và giờ xuất đi thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu lúc nhập khẩu do chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cấp.

Tất cả các hồ sơ nói trên đều được mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Doanh nghiệp của bạn là lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ về tận kho của mình để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra. Còn nếu doanh nghiệp đã nhiều lần xuất khẩu thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng với lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán.

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng
Để chuẩn bị giao hàng nông sản thì doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hàng book cont tại các hàng tàu. Đóng hàng vào các container và chuẩn bị việc khai báo hải quan.

Bước 5: Khai báo hải quan
Việc khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp bạn đóng hàng rồi tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, tiếp theo sẽ là thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng là vô sổ tàu.

Lưu ý: việc hạ cont ở bãi xuất hàng của cảng, mở tờ khai, thanh lý và vô sổ tàu phải được hoàn thành trước giờ đóng cửa thể hiện trên booking confirmation.

Bước 6: Thủ tục thông quan

  • Cùng với việc làm thủ tục thông quan cho lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hay nói cách khác là người xuất khẩu nông sản phải gửi chi tiết bill và submit vgm cho hãng tàu mà doanh nghiệp book trước đó trước 2 ngày tàu chạy để hãng tàu soạn hóa đơn nháp (xem thời gian cho phép submit si và vgm trên booking) và hãng tàu sẽ gửi lại cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản kiểm tra hóa đơn nháp.
  • Nếu hóa đơn nháp đúng với những gì 2 bên thỏa thuận thì hãng tàu sẽ tiến hành xuất hóa đơn chính và gửi bản scan trước cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, còn bản chính sẽ được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên hãng tàu.
  • Hãng tàu còn nộp hóa đơn nháp và chứng thư kiểm dịch bản nháp cho cơ quan kiểm dịch để cơ quan kiểm dịch cấp chứng thư kiểm dịch thực vật bản gốc.
  • Soạn hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK và nhận CO gốc.
  • Sau khi có được tất cả chứng từ gốc như: invoice, hóa đơn, packing list, phyto, co. Tùy vào tình hình và điều kiện thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ tiến hành xuất trình hồ sơ gốc đến cho ngân hàng (LC, DP, DA) hoặc gửi trực tiếp đến người nhập khẩu( t/t). Như vậy là IICCI đã nêu xong quy trình xuất khẩu nông sản.

CÁC TỪ TIẾNG ANH THÔNG DỤNG TRONG XNK

  1. CO (certificate of original) - Giấy chứng nhận hàng hóa
  2. LC (Letter of Credit) - Thư tín dụng, Khoản vay theo L/C xuất khẩu
  3. DP (Documents Against Payment) là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.
  4. D/A (Document against Acceptance) là hình thức thỏa thuận khác mà bên nhập khẩu không phải trả tiền để nhận được chứng từ quyền sở hữu.
  5. PO (Purchase order) đơn đặt hàng.
  6. B/L (Bill of lading): Vận đơn là một loại chứng từ vận tải được phát hành bởi đơn vị vận chuyển sau khi họ nhận hàng hóa để chuẩn bị vận chuyển. Vận đơn có giá trị như biên lai xác nhận đơn vị vận chuyển đã nhận hàng và chuyển đi. Vận đơn còn có ý nghĩa xác nhận hợp động vận tải đã được ký kết. Có hai loại vận đơn phổ biến hiện nay là AWB (Air Waybill – vận đơn hàng không) và BL (Ocean bill of lading – vận đơn đường biển).
  7. Air Freight:  Thuật ngữ này dùng để chỉ hoạt động vận chuyển hàng không. Bao gồm nhiều đối tượng như con người, hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, thư tín,…
  8. Sea Freight: trong xuất nhập khẩu nghĩa là vận tải đường biển hay còn gọi là Ocean Freight.
  9. Bonded Warehouse: Kho ngoại quan là một hệ thống kho chuyên lưu trữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan chuẩn bị xuất khẩu. Hoặc hàng từ nước ngoài, chuẩn bị nhập vào Việt Nam hoặc chỉ quá cảnh tại Việt Nam. Kho ngoại quan tiếng anh là Bonded Warehouse hoặc Bonded Store.
  10. CFS: CFS hay còn gọi là điểm thu gom hàng lẻ, tiếng anh là Container Freight Station. Kho CFS sẽ là điểm thu gom để đóng hàng của nhiều chủ hàng vào cùng container trước khi gửi đi, hoặc bóc tách hàng lẻ sau khi đã nhập hàng về nơi nhận.
  11. Freight forwarding: là một thuật ngữ tiếng anh nói về ngành Giao nhận vận tải. Đây là dịch vụ đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp trong việc gửi hàng từ nơi đi tới nơi đến, đóng vai trò như một đơn vị trung gian. Người thực hiện gọi là forwarder.
  12. CO hay C/O: C/O là viết tắt tiếng anh của từ Certificate of original – dịch ra là giấy chứng nhận xuất xứ. CO dùng để chứng minh nguồn gốc hàng hóa của một quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế do cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà sản xuất cấp. Có CO sẽ giúp cho việc nhập khẩu hàng vào quốc gia khác được dễ dàng hơn, có nhiều thuận lợi về mặt thuế quan.
  13. CQ:  CQ là viết tắt của Certificate of Quality, nghĩa là Giấy Chứng nhận chất lượng. Loại chứng nhận này thể hiện sự phù hợp của hàng hóa đối với các tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn quốc tế.
  14. PL (Packing List): là một thuật ngữ thông dụng trong xuất nhập khẩu. Từ này dùng để chỉ Bảng kê chi tiết các mặt hàng và quy các đóng gói trong từng lô hàng (ví dụ như tên hàng, ký hiệu, kích thước, trọng lượng,…)
  15. PI (Proforma Invoice): là hóa đơn chiếu lệ có hình thức như hóa đơn, nhưng chỉ là chiếu lệ không có chức năng dùng để thanh toán. Đây chỉ là một loại chứng từ thông báo về giá cả và đặc điểm của hàng hóa, phát hành trước khi gửi hàng
  16. CI- Commercial Invoice: là hóa đơn Thương mại có nội dung tương tự như PI nhưng sẽ đầy đủ và chính xác hơn, mang tính xác nhận (PI vẫn có thể thay đổi điều khoản nếu cần). CI được phát hành khi hàng đã đóng xong vào container và gửi đi.
  17. Custom broker: Thuật ngữ dùng để chỉ đại lý hải quan. Họ là những đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ hải quan theo hợp đồng. Họ sẽ đại diện chủ hàng đứng tên trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.
  18. Custom clearance: là việc thông quan. Bao gồm các hoạt động để hoàn thành thủ tục do Hải quan quy định. Mục đích cuối cùng là để hàng hóa được cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
  19. Customs declaration: là tờ khai Hải quan. Đây là chứng từ quan trọng bắt buộc phải có mới có thể thông quan. Trong đó, bạn sẽ kê khai các thông tin cụ thể về lô hàng như loại hàng hóa, tính chất hàng hóa, tên người xuất khẩu, nhập khẩu,… Tờ khai Hải quan được tạo thành 2 bản, một bản do người khai Hải quan lưu, bản còn lại được cơ quan Hải quan giữ.
  20. Clearance Declaration: Thuật ngữ này chỉ tờ khai thông quan. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập hoặc xuất khẩu thì cơ quan Hải quan sẽ đóng mộc thông quan. Có nghĩa hàng hóa đã có thể tiến hành giao nhận hàng.
  21. FCR: Đây là viết tắt của chữ Forwarder’s Cargo of Receipt hoặc FIATA Forwarder’s Certificate of Receipt (FCR). Là một loại chứng từ do FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế) đề xuất cho những người giao nhận. Có thể nói, FCR chứng minh rằng người bán đã hoàn thành cơ bản các điều kiện đối với người mua, mục đích là để đơn giản các thủ tục.
  22. Phí D/O (Delivery Order fee): thuật ngữ này có nghĩa là phí lệnh giao hàng. Khi hàng cập cảng thì hãng tàu hoặc forwarder sẽ phát hành D/O. Consignee (người nhận hàng) sẽ mang D/O này xuất trình rồi mới được lấy hàng.
  23. Phí DOC: D.O.C là viết tắt của Drop-off charge được hiểu là Phụ phí hoàn trả container. Loại phí này do người cho thuê container quy định. Bởi khi người thuê trả container tại nơi có nhu cầu thuê container thấp, chủ container buộc phải điều container rỗng đi nơi khác. Và phụ phí này xem như là khoản bù đắp cho chủ container.
  24. Giá Cif: Cif là viết tắt của Cost, Insurance, Freight, là một điều kiện trong Incoterm. Có nghĩa là tiền hàng, tiền bảo hiểm, cước phí. Đây là điều kiện giao hàng tại cảng. CIF buộc người bán hàng phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và chi phí thuê tàu.
  25. Giá CFR (tiếng anh Cost and Freight) cũng là một điều kiện trong Incoterm, dùng để chỉ tiền hàng và cước phí. CFR khá giống CIF, nhưng người bán sẽ không phải mua bảo hiểm cho hàng.
  26. Giá FOB, tiếng anh là Free On Board hoặc Freight on Board. Với giá FOB, người bán được miễn trách nhiệm khi hàng đã lên boong tàu. Lúc này, trách nhiệm và mọi rủi ro do người mua chịu. Người mua phải tự chi trả phí bảo hiểm, phí vận chuyển và các phí phát sinh khác.
  27. Debit note (Còn gọi là Debit memo): Gọi là Hóa đơn điều chỉnh tăng, giấy báo nợ. Hóa đơn này do người mua xuất để yêu cầu nhà cung cấp xuất credit note, mục đích là để điều chỉnh giá trị của hóa đơn trước đó tăng lên.
  28. Credit note. Ngược lại với Debit note, Credit note là hoá đơn điều chỉnh giảm, hay còn gọi là hoá đơn âm được người bán xuất. Credit note dùng để hủy một phần giá trị của invoice trước đó. Nguyên nhân là hàng hoá đã bị trả lại, hàng hư lỗi hoặc khách không nhận được hàng.
  29. Bulk cargo: Hàng rời, tức là những hàng không được đóng trong container bởi có kích thước lớn hoặc kết cấu, yêu cầu đặc biệt. Thường chất xá hoặc đóng trên các loại kiện, pallet chuyên dụng. Ví dụ như máy móc xây dựng, động cơ lớn, phương tiện quá khổ, quặng, than đá,…
  30. Booking: Booking được hiểu đơn giản là việc đặt chỗ trên hàng tàu hoặc hãng hàng không để chuẩn bị cho việc xuất hàng đi. Chủ hàng có thể chủ động booking trực tiếp hoặc có thể thông qua một đơn vị giao nhận vận tải.
  31. Border gate: là cửa khẩu là cửa ngõ giữa các quốc gia. Tại đây diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh,…đối với người, hàng hóa, các tài sản khác,…
  32. Consignment: là lô hàng, người ta thường dùng Consignment để chỉ lô hàng. Trong một phương diện khác, Consignment còn được hiểu là hàng ký gửi.
  33. FCL: FLC là viết tắt tiếng anh của từ full container load, tức là vận chuyển nguyên container. Các mặt hàng thường đồng nhất với nhau.
  34. LCL: LCL là viết tắt tiếng anh của từ Less than container load. Dùng để chỉ container chứa nhiều hàng lẻ. Đây là phương thức vận chuyển thông dụng khi lượng hàng của chủ hàng không đủ để đóng nguyên một container riêng và phải ghép chung với hàng hóa của một số đơn vị khác. Hàng LCL còn được gọi là hàng lẻ, hay hàng consol.
  35. FTL (viết tắt Full truck load): dùng để chỉ hàng giao nguyên xe tải đầy.
  36. LTL (viết tắt của Less than truck load): tương tự như LCL, nhưng đây là hàng lẻ chứa xe tải
  37. Các thuật ngữ khác về container: Dry Cargo (DC) dùng để chỉ container thường. Container lạnh là RF (Reefer). Trong khi đó High Cube (HC) chỉ container cao và Open Top (OT) là container có thể mở nắp. Lệnh cấp container rỗng tiếng anh là Empty release oder
  38. Documentation staff (Docs): Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, chuyên xử lý các vấn đề về chứng từ xuất nhập khẩu.
  39. Export import executive: Chuyên viên xuất nhập khẩu Làm các công việc liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quy trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu suôn sẻ như giao dịch khách hàng, thuê phương tiện, làm thủ tục hải quan, …
  40. Feeder Vessel: Thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là tàu trung chuyển. Ví dụ tới những vùng biển hoặc kênh đào nhỏ mà tàu container lớn không thể đi qua, tàu trung chuyển sẽ được sử dụng để làm trung gian chuyển hàng.
  41. HS code (Harmonized Commodity Descriptions and Coding Systerm): Dùng để chỉ hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
  42. Nor (Notice of Readiness): nghĩa là tình trạng thông báo sẵn sàng trong xuất nhập khẩu. Đây là mốc thời gian để tính cho việc làm hàng, phụ thuộc vào việc thuyền trưởng trao thông báo, và chủ hàng nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng.
  43. Mt (Metric Ton): trong xuất nhập khẩu tiếng anh là, nghĩa là tấn mét (hoặc tấn), tương ứng với 1000kg
  44. Hàng bù: Từ này không có thuật ngữ chính xác. Nhưng nhiều đơn vị xuất nhập khẩu thường dùng từ vựng xuất nhập khẩu tiếng anh là supplemented merchandise.
  45. PO (Purchase Order): được hiểu là đơn đặt hàng. Đây là một loại giấy tờ mà Người Mua (Buyer) dùng để gửi cho
  46. Người Bán (Seller): nhằm mục đích xác nhận mua hàng.
  47. POL (Port Of Loading): là thuật ngữ để chỉ cảng đóng hàng, xếp hàng. Sân bay thì dùng Airport of loading.
  48. POD (Port of Discharge): là thuật ngữ để chỉ cảng diễn ra việc dỡ hàng. Sân bay thì dùng airport of discharge.
  49. Pre – alert (Tiếng Anh: agent send to forwarder) đây là bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các chứng từ cần thiết. Nhân viên của công ty sẽ gửi hồ sơ này (trước khi hàng đến) cho chính đại lý của công ty đó tại nước nhận.
  50. SO (Shipping order): có nghĩa là Đơn đặt hàng vận chuyển. Dùng để xác nhận người vận chuyển đã đặt một ví trí trên tàu. SO sẽ chứa các thông tin như vị trí của container, số tàu, thời gian khởi hành
  51. SI (Shipping Instruction): Hướng dẫn giao hàng. Thông tin này do nhà xuất khẩu chuyển cho đơn vị vận chuyển hoặc giao nhận. Để đảm bảo quá trình vận chuyển chính xác và đúng yêu cầu của người gửi hàng.
  52. Shipping advice hay shipment advice: là thông báo giao hàng gửi đến khách hàng, nhằm báo rằng hàng đã được giao đến.
  53. Cut off date hay closing time: Trong giới xuất nhập khẩu thường dịch thông dụng là “thời gian cắt máng”. Đây là ngày khóa sổ, tức là thời hạn cuối mà người xuất khẩu buộc phải hoàn tất thủ tục thông quan, thanh lý container. Nếu quá Cut off date thì hãng tàu sẽ không nhận thêm hàng.
  54. ETA (Estimated Time of Arrival): Dự kiến thời gian mà tàu sẽ cập bến.
  55. ETD (Estimated Time of Departure): Dự kiến thời gian mà tàu rời đi
  56. ATA (Actual Time Arrival): Ngày thực tế mà tàu cập bến
  57. ATD (Actual Time Departure): Ngày thực tế mà tàu rời đi
  58. ETC (Expected (estimated) time of completion): Dùng để chỉ thời gian dự kiến hoàn thành công việc bốc dỡ hàng.

 

 

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG XUẤT NHẬP KHẨU (tiếp)

Reference CodeEnglishCách đọcTiếng Việt
AWRB/L Endorsement/ˌbɪl əv ˈleɪdɪŋ/ /ɪnˈdɔːrsmənt/Ký hậu vận đơn
B/LBill of Lading/ˌbɪl əv ˈleɪdɪŋ/Vận đơn
BACExport Bill under Usance DC/ɪkˈspɔːrt/ /bɪl/ /ˈʌndər/ /’ju:zəns/Chứng từ xuất khẩu dưới L/C trả chậm
BAPExport Bill Collection under D/A/ɪkˈspɔːrt/ /bɪl/ /kəˈlekʃn/ /ˈʌndər/Chứng từ xuất khẩu nhờ thu trả chậm (D/A)
BCCCheque Collection/tʃek/ /kəˈlekʃn/Séc nhờ thu
BLRBase Lending Rate/beɪs/ /ˈlendɪŋ reɪt/Lãi suất cho vay cơ bản
BPCExport Billl under Sight DC/ɪkˈspɔːrt/ /bɪl/ /ˈʌndər/ /saɪt/Chứng từ xuất khẩu dưới L/C trả ngay
BPPExport Bill Collection under D/P/ɪkˈspɔːrt/ /bɪl/ /kəˈlekʃn/ /ˈʌndər/Chứng từ xuất khẩu nhờ thu trả ngay (D/P)
BRImport Bill under Sight DC/ˈɪmpɔːrt/ /bɪl/ /ˈʌndər/ /saɪt/Chứng từ nhập khẩu dưới L/C trả ngay
CHGCharge(s)/tʃɑːrdʒ/Lệ phí
CILImport Loan/ˈɪmpɔːrt/ /loʊn/Khoản vay nhập khẩu
COMMCommission/kəˈmɪʃn/Phí
CUACurrent Account/ˈkɜːrənt əkaʊnt/Tài khoản vãng lai
CUICurrent Account with Interest Bearing/ˈkɜːrənt əkaʊnt/ /wɪθ/ /ˈɪntrəst/ /ˈberɪŋ/Tài khoản vãng lai có lãi suất
DCSight Documentary Credit/saɪt/  /ˌdɑːkjuˈmentri/ /ˈkredɪt/L/C nhập khẩu trả ngay
DCAExport DC Advising/ɪkˈspɔːrt/ /ədˈvaɪzɪŋ/Thông báo L/C xuất khẩu
DDDemand Draft/dɪˈmænd dræft/Hối phiếu (đi)
DISCDiscrepancy/dɪsˈkrepənsi/Bất hợp lệ
DPBImport Bill under Usance DC/ˈɪmpɔːrt/ /bɪl/ /ˈʌndər//’ju:zəns/Chứng từ nhập khẩu dưới L/C trả chậm
DPCUsance Documentary Credit/’ju:zəns/  /ˌdɑːkjuˈmentri/ /ˈkredɪt/L/C nhập khẩu trả chậm
EXPExport/ɪkˈspɔːrt/Xuất khẩu
FLNFixed Term Loans/fɪkst/ /tɜːrm//loʊns/Khoản vay thanh toán cuối kỳ
GTE/GT1Guarantee/ˌɡærənˈtiː/Bảo lãnh
HIBInternet Banking/ˈɪntərnet/ /ˈbæŋkɪŋ/Ngân hàng trực tuyến
IBCImport Bill under Collection (DP, DA)/ˈɪmpɔːrt/ /bɪl/ /ˈʌndər/ /kəˈlekʃn/Chứng từ nhập khẩu nhờ thu (D/A, D/P)
IILIrregular Installment Loan/ɪˈreɡjələr/ /ɪnˈstɔːlmənt/ /loʊn/Khoản vay thanh toán định kỳ khác nhau
IMPImport/ˈɪmpɔːrt/Nhập khẩu
INVInvoice/ˈɪnvɔɪs/Hóa đơn
ISS BKIssuing Bank/ˈɪʃuːɪŋ//ˈbæŋk/Ngân hàng phát hành (L/C)
LAEExport Loan/ɪkˈspɔːrt//loʊn/Khoản vay theo hợp đồng xuất khẩu
LPLocal Payment/ˈloʊkl/ /ˈpeɪmənt/Thanh toán trong nước
MDAMarginal Deposit against Load/ˈmɑːrdʒɪnl/ /dɪˈpɑːzɪt/ /əˈɡenst/ /loʊd/Tỷ lệ ký quỹ trên khoản vay
OBCExport Bill under Collection (without financing)/ɪkˈspɔːrt/ /bɪl/ /ˈʌndər/ /kəˈlekʃn/Chứng từ xuất khẩu nhờ thu (không chiết khấu)
P/OPayment Order/ˈpeɪmənt/ /ˈɔːrdər/Ủy nhiệm chi
PCExport Loan/ɪkˈspɔːrt/ /loʊn/Khoản vay theo L/C xuất khẩu
RBLReducing Balance Loan/rɪˈduːs/ /ˈbæləns/ /loʊn/Khoản vay thanh toán định kỳ bằng nhau
REFReference/ˈrefrəns/Số tham chiếu
RFEReceivable Finance/rɪˈsiːvəbl/ /ˈfaɪnæns/Tài trợ khoản phải thu
SDCStandby DC/ˈstændbaɪ/L/C dự phòng
SGTShipping Guarantee/ˈʃɪpɪŋ/ /ˌɡærənˈtiː/Bảo lãnh nhận hàng
SSVSaving Account/ˈseɪvɪŋ/ /əˈkaʊnt/Tài khoản an lợi
TInternal Transfer/ɪnˈtɜːrnl/ /trænsˈfɜːr/Thanh toán nội bộ
TD1Time Deposit Account/taɪm/ /dɪˈpɑːzɪt/ /əˈkaʊnt/Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
TD3Deposit Under Lien/dɪˈpɑːzɪt/ /ˈʌndər/ /ˈliːən/Tiền gửi cầm cố
TD4Saving Deposit/ˈseɪvɪŋ/ /dɪˈpɑːzɪt/Tiền gửi tiết kiệm
TDITime Deposit Interim Interest/taɪm/ /dɪˈpɑːzɪt/ /ˈɪntərɪm/ /ˈɪntrəst/Tiền gửi kỳ hạn nhận lãi theo chu kỳ thỏa thuận
TMDTime Deposit/taɪm/ /dɪˈpɑːzɪt/Tiền gửi kỳ hạn
TRATime Deposit Interim Interest/taɪm/ /dɪˈpɑːzɪt/ /ˈɪntərɪm//ˈɪntrəst/Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn nhận lãi hàng tháng
TRCTime Deposit for Secured Credit Card/taɪm/ /dɪˈpɑːzɪt/ /fər/ /səˈkjʊrɪd/ /ˈkredɪt/ /kɑːrd/Tiền gửi ký quỹ cho thẻ tín dụng
TRFTransfer/trænsˈfɜːr/Chuyển khoản
TTTelegraphic Transfer/ˌtelɪˈɡræfɪk/ /trænsˈfɜːr/Điện chuyển tiền (đi)
TTIInward Telegraphic Transfer/ˈɪnwərd/ /ˌtelɪˈɡræfɪk/ /trænsˈfɜːr/Điện chuyển tiền (đến)
WDRWithdrawal/wɪðˈdrɔːəl/Rút tiền
 
 
CÁC TỪ TIẾNG ANH THÔNG DỤNG TRONG XNK
  1. Shipping Lines: hãng tàu
  2. NVOCC: Non vessel operating common carrier: nhà cung cấp dịch vụ vận tải không tàu
  3. Airlines: hãng máy bay
  4. Flight No: số chuyến bay
  5. Voyage No: số chuyến tàu
  6. Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải
  7. Consolidator: bên gom hàng (gom LCL)
  8. Freight: cước
  9. Ocean Freight (O/F): cước biển
  10. Air freight: cước hàng không
  11. Sur-charges: phụ phí
  12. Addtional cost = Sur-charges
  13. Local charges: phí địa phương
  14. Delivery order: lệnh giao hàng
  15. Terminal handling charge (THC): phí làm hàng tại cảng
  16. Handling fee: phí làm hàng (Fwder trả cho Agent bên cảng đích nếu dùng HBL)
  17. Seal: chì
  18. Documentation fee: phí làm chứng từ (vận đơn)
  19. Place of receipt: địa điểm nhận hàng để chở
  20. Place of Delivery/final destination: nơi giao hàng cuối cùng
  21. Port of Loading/airport of loading: cảng/sân bay đóng hàng, xếp hàng
  22. Port of Discharge/airport of discharge: cảng/sân bay dỡ hàng
  23. Port of transit: cảng chuyển tải
  24. On board notations (OBN): ghi chú lên tàu
  25. Shipper: người gửi hàng
  26. Consignee: người nhận hàng
  27. Notify party: bên nhận thông báo
  28. Order party: bên ra lệnh
  29. Marks and number: kí hiệu và số
  30. Multimodal transportation/Combined transporation: vận tải đa phương thức/vận tải kết hợp
  31. Description of package and goods: mô tả kiện và hàng hóa
  32. Transhipment: chuyển tải
  33. Consignment: lô hàng
  34. Partial shipment: giao hàng từng phần
  35. Quantity of packages: số lượng kiện hàng
  36. Airway: đường hàng không
  37. Seaway: đường biển
  38. Road: vận tải đường bộ
  39. Railway: vận tải đường sắt
  40. Pipelines: đường ống
  41. Inland waterway: vận tải đường sông, thủy nội địa
  42. Endorsement: ký hậu
  43. To order: giao hàng theo lệnh…
  44. FCL – Full container load: hàng nguyên container
  45. FTL: Full truck load: hàng giao nguyên xe tải
  46. Less than truck load (LTL): hàng lẻ không đầy xe tải
  47. LCL – Less than container Load: hàng lẻ
  48. Metric ton (MT): mét tấn = 1000 k gs
  49. Container Yard – CY: bãi container
  50. CFS – Container freight station: kho khai thác hàng lẻ
  51. Job number: mã nghiệp vụ (forwarder)
  52. Freight to collect: cước phí trả sau (thu tại cảng dỡ hàng)
  53. Freight prepaid: cước phí trả trước
  54. Freight payable at: cước phí thanh toán tại…
  55. Elsewhere: thanh toán tại nơi khác (khác POL và POD)
  56. Freight as arranged: cước phí theo thỏa thuận
  57. Said to contain (STC): kê khai gồm có
  58. Shipper’s load and count (SLAC): chủ hàng đóng và đếm hàng
  59. Gross weight: trọng lượng tổng ca bi
  60. Lashing: chằng
  61. Volume weight: trọng lượng thể tích (tính cước LCL)
  62. Measurement: đơn vị đo lường
  63. As carrier: người chuyên chở
  64. As agent for the Carrier: đại lý của người chuyên chở
  65. Shipmaster/Captain: thuyền trưởng
  66. Liner: tàu chợ
  67. Voyage: tàu chuyến
  68. Bulk vessel: tàu rời
  69. Charter party: vận đơn thuê tàu chuyến
  70. Detention: phí lưu container tại kho riêng
  71. Demurrrage: phí lưu contaner tại bãi
  72. Storage: phí lưu bãi của cảng (thường cộng vào demurrage)
  73. Cargo Manifest: bản lược khai hàng hóa
  74. Ship rail: lan can tàu
  75. Transit time: thời gian trung chuyển
  76. Departure date: ngày khởi hành
  77. Frequency: tần suất số chuyến/tuần
  78. Connection vessel/feeder vessel: tàu nối/tàu ăn hàng
  79. Shipped on board: giao hàng lên tàu
  80. Full set of original BL (3/3): bộ đầy đủ vận đơn gốc (thường 3/3 bản gốc)
  81. Master Bill of Lading (MBL): vận đơn chủ (từ Lines)
  82. House Bill of Lading (HBL): vận đơn nhà (từ Fwder)
  83. Back date BL: vận đơn kí lùi ngày
  84. Open-top container (OT): container mở nóc
  85. Flat rack (FR) = Platform container: cont mặt bằng
  86. Refered container (RF) – thermal container: container bảo ôn đóng hàng lạnh
  87. General purpose container (GP): cont bách hóa (thường)
  88. High cube (HC = HQ): container cao (40’HC cao 9’6’’)
  89. Tare: trọng lượng vỏ cont
  90. Cu-Cap: Cubic capacity: thể tích có thể đóng hàng của container (ngoài vỏ cont)
  91. Verified Gross Mass weight (VGM): phiếu khai báo tổng trọng lượng hàng. Safety of Life at sea (SOLAS): Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển
  92. Container packing list: danh sách container lên tàu
  93. Means of conveyance:  phương tiện vận tải
  94. Place and date of issue: ngày và nơi phát hành
  95. Trucking: phí vận tải nội địa
  96. Inland haulauge charge (IHC) = Trucking
  97. Lift On-Lift Off (LO-LO): phí nâng hạ
  98. Forklift: xe nâng
  99. Cut-off time: giờ cắt máng
  100. Các từ viết tắt trong XNK bằng tiếng Anh thường dùng
  101. Các từ viết tắt trong XNK bằng tiếng Anh thường dùng
  102. Closing time = Cut-off time
  103. Estimated time of Departure (ETD): thời gian dự kiến tàu chạy
  104. Estimated time of arrival (ETA): thời gian dự kiến tàu đến
  105. Omit: tàu không cập cảng
  106. Roll: nhỡ tàu
  107. Delay: trì trệ, chậm so với lịch tàu
  108. Shipment terms: điều khoản giao hàng
  109. Free hand: hàng thường (shipper tự book tàu)
  110. Nominated: hàng chỉ định
  111. Volume: số lượng hàng book
  112. Laytime: thời gian dỡ hàng
  113. Freight note: ghi chú cước
  114. Bulk container: container hàng rời
  115. Ship’s owner: chủ tàu
  116. Payload = net weight: trọng lượng hàng đóng (ruột)
  117. On deck: trên boong, lên boong tàu
  118. Shipping marks: ký mã hiệu
  119. Merchant: thương nhân
  120. Straight BL: vận đơn đích danh
  121. Bearer BL: vận đơn vô danh
  122. Unclean BL: vận đơn không hoàn hảo (Clean BL: vận đơn hoàn hảo)
  123. Straight BL: vận đơn đích danh
  124. Through BL: vận đơn chở suốt
  125. Negotiable: chuyển nhượng được
  126. Non-negotiable: không chuyển nhượng được
  127. Port-port: giao từ cảng đến cảng
  128. Door-Door: giao từ kho đến kho
  129. Service type (SVC Type): loại dịch vụ (VD: FCL/LCL)
  130. Service mode (SVC Mode): cách thức dịch vụ (VD: CY/CY)
  131. Charterer: người thuê tàu
  132. Agency Agreement: Hợp đồng đại lý
  133. Bulk Cargo: Hàng rời
  134. Multimodal/Combined transport operation =MTO/CTO: Người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
  135. Consignor: người gửi hàng (= Shipper)
  136. Consigned to order of = consignee: người nhận hàng
  137. Container Ship: Tàu container
  138. Non Vessel Operating Common Carrier (NVOCC) : Người vận tải công cộng không tàu
  139. Twenty feet equivalent unit(TEU ): Đơn vị container bằng 20 foot
  140. Dangerous goods: Hàng hóa nguy hiểm
  141. Pick up charge: phí gom hàng tại kho (~trucking)
  142. Security charge: phí an ninh (thường hàng air)
  143. International Maritime Organization (IMO):Tổ chức hàng hải quốc tế
  144. Laydays or laytime: Số ngày bốc/dỡ hàng hay thời gian bốc/dỡ hàng
  145. Said to weight: Trọng lượng khai báo
  146. Said to contain: Được nói là gồm có
  147. Terminal: bến
  148. Time Sheet or Layday Statement: Bảng tính thời gian thưởng phạt bốc/dỡ
  149. Transit time: Thời gian trung chuyển
  150. Notice of readiness:Thông báo hàng sẵn sàng để bốc /dỡ
  151. Inland clearance/container deport (ICD): cảng thông quan nội địa
  152. Hazardous goods: hàng nguy hiểm
  153. Dangerous goods note: ghi chú hàng nguy hiểm
  154. Tank container: công-te-nơ bồn (đóng chất lỏng)
  155. Named cargo container: công-te-nơ chuyên dụng
  156. Container: công-te-nơ chứa hàng
  157. Stowage: xếp hàng
  158. Trimming: san, cào hàng
  159. Crane/tackle: cần cẩu
  160. Incoterms: International commercial terms: các điều khoản thương mại quốc tế
  161. EXW: Ex-Works Giao hàng tại xưởng
  162. FCA-Free Carrier: Giao hàng cho người chuyên chở
  163. FAS-Free Alongside ship: Giao dọc mạn tàu
  164. FOB- Free On Board: Giao hàng lên tàu
  165. CFR- Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí
  166. CIF- Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng,bảo hiểm và cước phí
  167. CIF afloat: CIF hàng nổi (hàng đã sẵn trên tàu lúc kí hợp đồng)
  168. CPT-Carriage Paid To: Cước phí trả tới
  169. CIP-Carriage &Insurance Paid To: Cước phí, bảo hiểm trả tới
  170. DAP-Delivered At Place: Giao tại nơi đến
  171. DAT- Delivered At Terminal: Giao hàng tại bến
  172. DDP – Delivered duty paid: Giao hàng đã thông quan Nhập khẩu
  173. Delivered Ex-Quay (DEQ): giao tai cầu cảng
  174. Delivered Duty Unpaid (DDU) : Giao hàng chưa nộp thuế
  175. Cost: chi phí
  176. Risk: rủi ro
  177. Freighter: máy bay chở hàng
  178. Express airplane: máy bay chuyển phát nhanh
  179. Delivered Ex-Ship (DES): Giao hang tren tau
  180. Seaport: cảng biển
  181. Airport: sân bay
  182. Handle: làm hàng
  183. In transit: đang trong quá trình vận chuyển
  184. Hub: bến trung chuyển
  185. Oversize: quá khổ
  186. Overweight: quá tải
  187. Pre-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng xuất khẩu trước khi Container được xếp lên tàu.
  188. Carriage: Hoạt động vận chuyển đường biển từ khi Container hàng được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng
  189. On-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng nhập khẩu sau khi Container được dỡ khỏi tàu.
  190. Intermodal: Vận tải kết hợp
  191. Trailer: xe mooc
  192. Clean: hoàn hảo
  193. Place of return: nơi trả vỏ sau khi đóng hàng (theo phiếu EIR)
  194. Dimension: kích thước
  195. Tonnage: Dung tích của một tàu
  196. Deadweight– DWT: Trọng tải tàu
  197. FIATA: International Federation of Freight Forwarders Associations: Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế
  198. IATA: International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng Không Quốc tế
  199. Net weight: khối lượng tịnh
  200. Slot: chỗ (trên tàu) còn hay không
  201. Equipment: thiết bị(ý xem tàu còn vỏ cont hay không)
  202. Empty container: container rỗng
  203. Container condition: điều kiện về vỏ cont (đóng nặng hay nhẹ)
  204. DC- dried container: container hàng khô
  205. Weather working day: ngày làm việc thời tiết tốt
  206. Customary Quick dispatch (CQD): dỡ hàng nhanh (như tập quán tại cảng)
  207. Laycan: thời gian tàu đến cảng
  208. Full vessel’s capacity: đóng đầy tàu (không nêu số lượng cụ thể)
  209. Weather in berth or not – WIBON: thời tiết xấu
  210. Proof read copy: người gửi hàng đọc và kiểm tra lại
  211. Free in (FI): miễn xếp
  212. Free out (FO): miễn dỡ
  213. Free in and Out (FIO): miễn xếp và dỡ
  214. Free in and out stowed (FIOS): miễn xếp dỡ và sắp xếp
  215. Shipped in apparent good order: hàng đã bốc lên tàu nhìn bề ngoài ở trong điều kiện tốt
  216. Laden on board: đã bốc hàng lên tàu
  217. Clean on board: đã bốc hàng lên tàu hoàn hảo
  218. BL draft: vận đơn nháp
  219. BL revised: vận đơn đã chỉnh sửa
  220. Shipping agent: đại lý hãng tàu biển
  221. Shipping note – Phiếu gửi hàng
  222. Stowage plan–Sơ đồ xếp hàng
  223. Remarks: chú ý/ghi chú đặc biệt
  224. International ship and port securiry charges (ISPS): phụ phí an nình cho tàu và cảng quốc tế
  225. Amendment fee: phí sửa đổi vận đơn BL
  226. AMS (Advanced Manifest System fee): yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu( USA, Canada)
  227. BAF (Bunker Adjustment Factor):Phụ phí biến động giá nhiên liệu
  228. Phí BAF: phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu)
  229. FAF (Fuel Adjustment Factor) = Bunker Adjustment Factor
  230. CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
  231. Emergency Bunker Surcharge (EBS): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
  232. Peak Season Surcharge (PSS):Phụ phí mùa cao điểm.
  233. CIC (Container Imbalance Charge)hay “Equipment Imbalance Surcharge”: phụ phí mất cân đối vỏ container/ phí phụ trội hàng nhập
  234. GRI (General Rate Increase):phụ phí cước vận chuyển (xảy ra vào mùa cao điểm)
  235. PCS (Port Congestion Surcharge): phụ phí tắc nghẽn cảng
  236. SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez
  237. COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
  238. Free time = Combined free days demurrage & detention : thời gian miễn phí lưu cont, lưu bãi
  239. Phí AFR: Japan Advance Filling Rules Surcharge (AFR): phí khai báo trước (quy tắc AFR của Nhật)
  240. Phí CCL (Container Cleaning Fee): phí vệ sinh công-te-nơ
  241. WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh
  242. Fuel Surcharges (FSC): phụ phí nguyên liệu = BAF
  243. PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama
  244. X-ray charges: phụ phí máy soi (hàng air)
  245. Labor fee: Phí nhân công
  246. International Maritime Dangerous Goods Code (IMDG Code): mã hiệu hàng nguy hiểm
  247. Estimated schedule: lịch trình dự kiến của tàu
  248. Ship flag: cờ tàu
  249. Weightcharge = chargeable weight
  250. Chargeable weight: trọng lượng tính cước
  251. Tracking and tracing: kiểm tra tình trạng hàng/thư
  252. Security Surcharges (SSC): phụ phí an ninh (hàng air)